Apple bị tố tuồn công nghệ từ các nhà cung cấp khiến họ bị phá sản
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 127 ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Cùng đó, làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ T.Ư đến cấp xã; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.Chiều 1.3 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM), VCK giải TNSV THACO cup 2025 đã chính thức khai mạc, đánh dấu 16 ngày tranh tài rộn ràng của 12 đội bóng sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc.Lễ khai mạc VCK giải TNSV THACO cup 2025 diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng, dưới sự dự khán trực tiếp của những vị khách quý là ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Dũng, Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Minh, Phó cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Nam Nhân, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó chủ tịch VFF; PGS-TS Trần Cao Vinh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Lễ khai mạc còn thu hút hàng ngàn CĐV là sinh viên cổ vũ cho 12 trường có đại diện tham dự VCK, bao gồm Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (đại diện khu vực miền Bắc); Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Huế (Duyên hải miền Trung); Trường ĐH Quy Nhơn (Nam Trung bộ và Tây nguyên); Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (Đông Nam bộ); Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (khu vực TP.HCM); Trường ĐH Trà Vinh (Tây Nam bộ).Giải sẽ diễn ra từ ngày 1.3-16.3, trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng (4 đội) để tính điểm, xếp hạng. Tổng cộng 3 đội xếp thứ nhất, 3 đội xếp thứ nhì và 2 đội xếp thứ ba có thành tích tốt hơn trong 3 bảng sẽ vào thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết (theo sơ đồ mã số).Riêng các trận tứ kết, bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận, nếu sau thời gian thi đấu chính thức (80 phút) tỷ số hòa, sẽ thi đá luân lưu 11 m để xác định đội thắng.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.Haerin bị so sánh với đàn chị Jisoo về nhan sắc lẫn trang phục tại sự kiện
Không gian hàng ghế thứ 2 trên chiếc VinFast Lux A 2.0 khá chật
Saigon Heat vào chung kết giải bóng rổ VBA 2023
Sáng nay 24.1, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đang tích cực cấp cứu và khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi tỉnh Tuyên Quang ngộ độc thuốc diệt chuột.Trước đó, chiều tối ngày 22.1, Trung tâm Nhi khoa và Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 của Trường tiểu học Phú Bình, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Các bệnh nhi này cùng có chẩn đoán nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột dạng "siro" màu hồng. Theo các bệnh nhi, loại "siro" này có mùi thơm giống kẹo. Sáng ngày 21.1, một trẻ sang đồi chè sát cạnh trường và thấy một túi chứa rất nhiều ống nhựa màu đỏ, xanh, trẻ lấy một ống mang về trường và rủ một bạn cùng uống. Sau đó các trẻ khác cũng sang lấy các ống này về trường.Ngoài ra, một trẻ khác cũng nhặt được túi chứa nhiều ống nước màu hồng từ một bụi cây bên cổng trường và chia nhau uống. Ngoài 32 bệnh nhi kể trên, Bệnh viện Nhi T.Ư cũng đang điều trị 5 trẻ trong cùng vụ việc. Các trẻ cùng nhập viện ngày 21.1, tất cả đã có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với hóa chất diệt chuột fluoroacetate.Trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhi trong vụ ngộ độc, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết các bệnh nhi đã được khám, đánh giá, xét nghiệm các chỉ số đánh giá về tổn thương do ngộ độc; độc chất trong nước tiểu, chụp cộng hưởng từ. Một số có chỉ định siêu âm tim.Một cháu có biểu hiện co giật tại bệnh viện. 2 cháu có tổn thương não trên phim cộng hưởng từ. Một số cháu có dấu hiệu ảnh hưởng chức năng tim nhưng tất cả đang tỉnh táo và được theo dõi sát, được điều trị theo phác đồ. Bác sĩ Nguyên chia sẻ, các bác sĩ cố gắng không bỏ sót các nguyên nhân do chất độc khác. Tiên lượng về sức khỏe các bệnh nhi này phải sau vài ngày đầu, tùy thuộc diễn biến tiếp theo.Các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đang hướng dẫn nhà trường và các trường bên cạnh rà soát nguy cơ còn sót các ống hóa chất diệt chuột hoặc tất cả các hóa chất khác ở trong khuôn viên nhà trường, tìm tất cả các cháu đã uống các loại ống chất lỏng trên hoặc bất kỳ hóa chất nào khác nghi ngờ và đề nghị nhập viện tại địa phương."Đồng thời thông báo cơ quan điều tra, chính quyền để tìm nguyên nhân, nguồn gốc, đảm bảo không bỏ sót các chất độc khác và không bỏ sót các cháu khác bị ngộ độc", bác sĩ Nguyên cho biết thêm.
Trưa nay, nhiệt độ cao nhất trên khu vực Nam bộ là 39 độ C, ghi nhận được tại Sở Sao (Bình Dương) và Tà Lài (Đồng Nai).
Phiên bản truy cập sớm của Diablo IV đã sẵn sàng
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.